Vay thế chấp chung cư nhà ở xã hội hiện nay với lãi suất vô cùng ưu đãi, điều kiện và thủ tục cực kì đơn giản, uy tín và giải ngân nhanh chóng.
Thế chấp vay ngân hàng bằng bất động sản là một trong những hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải loại hình bất động sản nào cũng có thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay ngân hàng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về việc thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội có được không?
Nội Dung Chính
Vay thế chấp là gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng khách hàng về khái niệm vay thế chấp. Theo đó, vay thế chấp là hình thức sử dụng tài sản mà người có nhu cầu vay đang sở hữu làm tài sản thế chấp để vay tiền.
Tùy theo từng cá nhân, tài sản được sử dụng để thế chấp có thể là nhà cửa, đất đai hay xe cộ… Xét về mặt quyền sở hữu, tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn, nhưng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sẽ do ngân hàng giữ lại cho tới khi bạn hoàn thành việc chi trả khoản nợ đã vay.
Hình thức vay thế chấp, nhất là vay thế chấp sổ đỏ đất đai, nhà cửa được rất nhiều khách hàng ưu tiên chọn lựa. Ưu điểm của hình thức cho vay này là lãi suất ưu đãi hơn so với các hình thức vay khác. Số tiền mà khách hàng được phê duyệt vay khá cao, dao động từ 70% đến 100% tổng giá trị tài sản thế chấp. Ngoài ra, thời gian vay linh hoạt cũng là điểm cộng của hình thức cho vay này.
Có hay không việc thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội?
Để hiểu rõ hơn vấn đề thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội, hãy cùng chúng tôi hiểu thêm về nhà ở xã hội nhé!
Theo Luật Nhà ở năm 2014, nhà ở xã hội là hình thức mua nhà có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đối với nhà ở xã hội, chỉ có các đối tượng nằm trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì mới được đăng ký mua loại hình nhà ở này.
Câu hỏi mà nhiều khách hàng đặt ra là có thể sử dụng chung cư nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp vay ngân hàng không? Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi, khách hàng cần phân loại mục đích vay thế chấp bằng chung cư nhà ở xã hội là gì bởi pháp luật có những quy định riêng về vấn đề này.
Trường hợp khách hàng mua chung cư nhà ở xã hội và sử dụng chính chung cư này làm tài sản thế chấp đối với khoản vay để mua chính căn nhà đó thì việc vay thế chấp này được pháp luật cho phép.
Như vậy, khách hàng chỉ được thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội khi tiền được sử dụng để mua chính căn nhà đó.
Một số quy định về chung cư nhà ở xã hội bạn nên biết
Theo quy định của pháp luật, đối với loại hình chung cư nhà ở xã hội, trong thời gian 5 năm kể từ khi hoàn tất việc trả nợ ngân hàng, khách hàng không được phép bán hoặc chuyển nhượng cho người khác.
Trường hợp khách hàng, với tư cách là sở hữu chung cư nhà ở xã hội đó, nếu muốn bán thì chỉ được phép bán cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư của dự án đó.
Sau thời hạn 5 năm nêu trên, khách hàng được phép bán nhà ở xã hội cho bất kỳ ai có nhu cầu. Tuy nhiên, sau khi bán, khách hàng phải nộp 50% tổng giá trị tiền đất được sử dụng cho căn chung cư đó. Đối với các căn chung cư thuộc khu thấp tầng liền kề thì số phí nộp lại là 100%. Giá đất sẽ được tính theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công thức tính giá đất như sau:
- Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x S x Giá đất x Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất cho căn hộ
Trong đó:
- S là diện tích căn hộ chung cư.
- Giá đất được xác định theo quy định của UBND tỉnh tại thời điểm bán.
- Hệ số phân bổ của căn hộ chung cư.
Thủ tục thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội
Trong phần này của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn thủ tục, giấy tờ bạn cần chuẩn bị để có thể thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội.
Bước 1: Khách hàng xuất trình cho ngân hàng các giấy tờ gồm: Hợp đồng mua/thuê mua chung cư nhà ở xã hội bản gốc và Giấy tờ chứng minh đã hoàn thiện việc đóng tiền cho chủ đầu tư.
Bước 2: Thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm giữa khách hàng và ngân hàng. Giấy chứng nhận này sẽ được phía ngân hàng lưu giữ lại.
Bước 3: Khách hàng gửi Hợp đồng mua bán chung cư nhà ở xã hội đã được thanh lý tới Ngân hàng.
Bước 4: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được tiến hành chuẩn bị thủ tục giấy tờ và chờ cấp. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được một tờ giấy hẹn trả kết quả. Giấy này sẽ do Ngân hàng giữ.
Bước 5: Sau khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, Ngân hàng sẽ là đơn vị giữ các giấy tờ này.
Bước 6: Khách hàng sẽ tới ký vào các Văn bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp tài sản là nhà ở xã hội theo thông báo của Ngân hàng. Sau đó, toàn bộ giấy tờ này sẽ được hai bên tiến hành công chứng cũng như đăng ký giao dịch bảo đảm trước khi Ngân hàng lưu giữ giấy tờ này.
Bước 7: Sau khi hoàn thành việc trả nợ ngân hàng, khách hàng gửi tới Ngân hàng đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiến hành trao trả toàn bộ hồ sơ liên quan tới tài sản thế chấp sau khi nhận được đơn đề nghị của khách hàng.
Trên đây là một số chia sẻ liên quan tới vấn đề thế chấp vay ngân hàng chung cư nhà ở xã hội được không? Hy vọng rằng, với những thông tin này, những người có ý định vay thế chấp sẽ hiểu rõ hơn về các quy định, thủ tục, các trường hợp có thể sử dụng chung cư, nhà ở xã hội để vay thế chấp…
Nếu khách hàng đang có như cầu vay thế chấp chung cư nhà ở xã hội vui lòng liên hệ với AZVAY theo hotline 0972688622 hoặc để lại thông tin bên dưới, bộ phận chăm sóc sẽ liên hệ và tư vấn trong thời gian sớm nhất.
TÌM HIỂU THÊM:
- Vay thế chấp căn hộ chung cư: Điều kiện, thủ tục, lãi suất?
- Vay thế chấp nhà đất: Điều kiện, thủ tục, lãi suất?
đăng ký tư vấn vay thế chấp miễn phí
Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ