Vay 600 triệu kinh doanh lãi suất bao nhiêu một tháng?

0
2707

Nhu cầu vay vốn kinh doanh trên thị trường ngày càng gia tăng. Hiểu được điều này, các ngân hàng mở rộng các dịch vụ vay vốn và cho phép khách hàng vay vốn tới 600 triệu đồng.


Vay 600 triệu đồng để kinh doanh thì lãi suất ra sao, điều kiện thủ tục như thế nào? Các cách tính lãi suất của gói vay này? Những thắc mắc trên của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Lợi ích của vay 600 triệu đồng để kinh doanh

Nhiều lợi ích khi vay 600 triệu kinh doanh tại ngân hàng.
Nhiều lợi ích khi vay 600 triệu kinh doanh tại ngân hàng.

Các ngân hàng hỗ trợ khách hàng vay 600 triệu đồng để kinh doanh dưới hình thức vay thế chấp. Ưu điểm của gói vay này như sau:

  • Khách hàng được vay mức vay lớn.
  • Thời hạn vay dài, tối thiểu là 12 tháng, tối đa lên đến 25 năm.
  • Phương thức trả nợ linh hoạt là trả nợ theo dư nợ gốc hoặc theo dư nợ giảm dần.
  • Khách hàng được nhân viên ngân hàng tư vấn các gói vay, thủ tục.
  • Một số ngân hàng miễn phí hoàn toàn chi phí xét duyệt hồ sơ cho khách hàng.

Cách tính lãi suất vay 600 triệu đồng để kinh doanh

Với gói vay 600 triệu đồng để kinh doanh, mức lãi suất các ngân hàng đưa ra là từ 8 – 14%/năm. Các ngân hàng hỗ trợ khách hàng dưới hình thức vay thế chấp và hạn mức vay tương ứng với 80 – 100% giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy, nếu muốn vay mức vay 600 triệu đồng, tài sản thế chấp của khách hàng phải có giá trị >=600 triệu đồng.

Tính lãi suất trên dư nợ gốc

Trong trường hợp khách hàng vay 600 triệu đồng để kinh doanh trong 60 tháng với mức lãi suất 12%/năm tương đương 1%/tháng. Có thể dễ dàng tính được mức lãi suất và số tiền khách hàng cần thanh toán hàng tháng.

Số tiền gốc khách hàng cần chi trả hàng tháng là 600 triệu đồng/ 60 tháng = 10 triệu đồng.

Số tiền lãi hàng tháng là 600 triệu đồng * 1% = 6 triệu đồng.

Như vậy, tổng số tiền khách hàng cần thanh toán hàng tháng là 16 triệu đồng và thanh toán trong thời hạn 60 tháng

Tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Ví dụ, cũng với 600 triệu đồng vay kinh doanh, khách hàng vay vốn trong 120 tháng theo dư nợ giảm dần với mức lãi suất 9%/năm tương ứng 0,75%/tháng. Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần ở gói vay này như sau:

Số tiền gốc khách hàng cần trả hàng tháng là 600 triệu/120 tháng = 5 triệu đồng.

Số tiền lãi tháng đầu tiên khách hàng cần thanh toán là 600 * 0,75% = 4,5 triệu đồng.

Tháng đầu tiên, khách hàng cần thanh toán với ngân hàng số tiền = 5 + 4,5 = 9,5 triệu đồng.

Tháng thứ 2, mức lãi suất khách hàng cần thanh toán sẽ là (600 – 5) * 0,75% = 4,46 triệu đồng. Như vậy tháng thứ 2, khách hàng cần thanh toán tổng cộng 5+ 4,46 = 9,46 triệu đồng.

Tương tự cách tính cho các tháng tiếp theo cho đến khi hết 120 tháng theo hợp đồng vay vốn.

Điều kiện vay 600 triệu đồng kinh doanh

Điều kiện vay 600 triệu để kinh doanh vô cùng đơn giản.
Điều kiện vay 600 triệu để kinh doanh vô cùng đơn giản.

Khách hàng cần đáp ứng các điều kiện sau để vay vốn 600 triệu đồng kinh doanh:

  • Khách hàng là công dân Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
  • Khách hàng chưa từng có nợ xấu ngân hàng hay bất kì tổ chức tín dụng nào.
  • Khách hàng có mức thu nhập ổn định,
  • Có tài sản thế chấp với ngân hàng. Tài sản thế chấp phải hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của khách hàng.

Thủ tục vay vốn 600 triệu đồng kinh doanh

Hồ sơ vay vốn  600 triệu đồng để kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị vay vốn kinh doanh theo mẫu của ngân hàng.
  • Các giấy tờ cá nhân của khách hàng: CMND, sổ hộ khẩu, Giấy đăng kí kết hôn,…
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập cá nhân của khách hàng.
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

Những lưu ý khi vay vốn kinh doanh

  • Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh hợp pháp, được chấp thuận.
  • Khách hàng nên tham khảo các gói vay tại các ngân hàng lớn để có được mức hỗ trợ tốt nhất.
  • Cần hiểu rõ cách tính lãi suất để chủ động trong quá trình thanh toán.

Trên đây là những thông tin về điều kiện, lãi suất, thủ tục vay 600 triệu đồng để kinh doanh. Nếu bạn đọc còn điều gì chưa hiểu có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

Đăng ký tư vấn

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây