Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua?

0
491

Nhà ở xã hội là phân khúc phù hợp với nhiều đối tượng người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Điều kiện mua ra sao? Quy định mua bán nhà ở xã hội như thế nào?


Việc sở hữu cho mình một ngôi nhà mang tên mình có lẽ là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện ước mơ đó khi thu nhập của người dân Việt Nam còn khá thấp. Bởi vậy, nhà nước đã có những quy định về điều kiện cho một loại hình nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nhà ở xã hội là gì? Làm thế nào để mua được nhà ở xã hội thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc quyền sở hữu, quản lý của các cơ quan nhà nước ( có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc do các cơ quan, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng. Một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên được mua nhà ở xã hội như người có thu nhập thấp, công chức nhà nước… 

Nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội

Loại hình nhà ở xã hội được cung cấp ra thị trường với mục đích giúp những đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn nhanh chóng sở hữu căn hộ với mức giá thấp ( thấp hơn so với nhà ở thương mại). Vì lý do đó mà nhà ở xã hội có những quy định riêng giới hạn người mua, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng.

Các loại nhà ở xã hội tại Việt Nam

Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam sẽ có 2 loại, một là do nhà nước đầu tư và xây dựng , hai là loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.

  • Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
  • Loại do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…
  • Nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành

Quy định về đặc điểm của nhà ở xã hội

Theo quy định hiện hành, nhà ở xã hội tại khu vực thành phố phải là nhà chung cư, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng an toàn theo quy định của pháp luật như sau:

  • Đô thị loại đặc biệt (TP.HCM và Hà Nội) nhà ở xã hội không cần phải quy định, giới hạn số tầng.
  • Đô thị loại I-V nhà ở xã hội là các chung cư không được quá 6 tầng.
  • Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m2 sàn nhưng không nhỏ hơn 30m2.
  • Nhà ở xã hội đảm bảo các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định riêng của từng loại đô thị.
Một số quy định về nhà ở xã hội
Một số quy định về nhà ở xã hội

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Hiện nay theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Trong đó ưu tiên những đối tượng sau:

  • Những người có công với cách mạng.
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
Những đối tượng được mua nhà ở xã hội
Những đối tượng được mua nhà ở xã hội

Ngoài những đối tượng nêu trên thì các đối tượng sau cũng được ưu tiên mua nhà ở xã hội đó là:

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội, những đối tượng nêu trên phải đáp ứng được những điều kiện dưới đây:  

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội.
  • Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội.
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó.
  • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Người có mức thu nhập bình quân hàng tháng không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (căn hộ có diện tích tối đa 70 m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (căn hộ có diện tích tối thiểu là 30 m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Những lưu ý quan trọng khi mua nhà ở xã hội

Khi có nhu cầu mua nhà ở xã hội, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây.

  • Vì mang ý nghĩa lớn, nhà ở xã hội chỉ được mua bán, cho thuê đúng đối tượng theo quy định của Pháp luật. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu mua nhà xã hội bạn cần xác định xem mình có thuộc đối tượng cho phép không.
  • Nếu đáp ứng được các điều kiện để mua nhà xã hội, bạn cần cân nhắc, lựa chọn dự án phù hợp với gia đình và bản thân. Đặc biệt là yếu tố tài chính và vị trí địa lý sao cho đúng đắn nhất.
  • Thời điểm ký kết hợp đồng được tính từ khi dự án xây dựng xong phần móng. Chủ đầu tư được phép huy động vốn từ khách hàng nhưng không được vượt quá 70% giá trị nhà và theo đúng quy định.
  • Người mua, thuê nhà xã hội không được phép cho thuê lại, không mang ra thế chấp, không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm từ thời điểm hoàn thành số tiền mua, thuê trong hợp đồng.
  • Lưu ý với người mua lại nhà xã hội, bạn cần xem xét người bán đã trả hết số tiền theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư chưa. Nếu chưa trả hết thì việc mua bán này là vi phạm pháp luật.
Lựa chọn dự án nhà ở xã hội phù hợp
Lựa chọn dự án nhà ở xã hội phù hợp

Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm?

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Thời gian sử dụng nhà ở xã hội

Trong các đối tượng nêu trên, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở:

“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

  1. c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”

Thời gian tối đa cho nhà ở xã hội là 50 năm
Thời gian tối đa cho nhà ở xã hội là 50 năm

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi, nhà ở xã hội là gì? Điều kiện để được mua nhà ở xã hội…Hy vọng đó sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp khách hàng hiểu rõ hơn về loại hình nhà ở này để đảm bảo quyền lợi cho mình nhé!

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây