Vay vốn nhưng không trả được nợ, ra tòa khởi kiện là những vấn đề quen thuộc hiện nay liên quan đến vấn đề phát mại tài sản. Tuy nhiên, thực tế phát mại tài sản là gì? Thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vì vậy, nội dung dưới đây sẽ làm rõ chi tiết những vấn đề trên.
Nội Dung Chính
Phát mại tài sản thế chấp ngân hàng là gì?
Phát mại tài sản là hình thức cơ quan tài chính, ngân hàng cho vay chính thức công bố bán tài sản thế chấp của khách hàng đối với trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả, thanh lý hợp đồng vay vốn đã ký kết trước đó.
Trong bất kỳ hợp đồng thế chấp tài sản, giữa ngân hàng với khách hàng sẽ luôn có những thỏa thuận, cam kết để đảm bảo tài sản thế chấp cũng như nguồn vốn cho vay từ ngân hàng.
Trường hợp, khách hàng vi phạm trách nhiệm thanh toán nợ theo hợp đồng đã thỏa thuận, ngân hàng có quyền lợi yêu cầu khách hàng chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp để phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.
Tuy nhiên, sẽ có những rủi ro xảy ra là khách hàng không chấp thuận việc đấu giá tài sản, bắt buộc ngân hàng sẽ khởi kiện tòa án và nhờ pháp luật nhà nước để giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng.
Đặc biệt, pháp luật cũng quy định, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có quyền yêu cầu phát mại, đấu giá tài sản thế chấp theo những ràng buộc, thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng vay vốn thế chấp tài sản.
Các phương thức phát mại tài sản theo quy định ngân hàng hiện nay
Theo điều 303 Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định, ngân hàng có quyền yêu cầu và thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo các thỏa thuận trong hợp đồng khi người thế chấp tài sản không thực hiện đúng trách nhiệm, vi phạm trong vay vốn.
Cụ thể, những phương thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng được pháp luật quy định hiện nay gồm: bán đấu giá tài sản, bên vay tự bán tài sản và thanh toán ngân hàng,….
Nếu trường hợp hợp đồng không có những điều khoản về phương thức phát mại tài sản thì tài sản thế chấp sẽ được đem ra bán đấu giá và người vay vốn không có quyền định đoạt tài sản.
Trình tự và thủ tục phát mại tài sản
Nhằm đảm bảo sự khách quan, quyền nghĩa vụ và lợi ích của ngân hàng, tổ chức tài chính cũng như cá nhân, tổ chức vay vốn tài sản thế chấp, toàn bộ quá trình xử lý tài sản sẽ được thực hiện công khai theo đúng pháp luật nhà nước Việt Nam quy định.
Đặc biệt, trình tự thủ tục phát mãi tài sản thế chấp ngân hàng sẽ được thực hiện theo 5 bước cơ bản và bao gồm các văn bản, hồ sơ pháp luật liên quan.
Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản
Đầu tiên, cơ quan tổ chức phụ trách xử lý tài sản sẽ tiến hành thông báo về vấn đề xử lý tài sản cho các cơ quan liên quan bằng văn bản. Thông báo này sẽ được chuyển tiếp, lưu trữ tại cơ quan đăng ký trước khi tiến hành thực hiện xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, pháp luật đã quy định khi đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ bắt buộc tuân thủ những nội dung sau: lý do tài sản bị xử lý, bản mô tả thông tin chi tiết về tài sản, nghĩa vụ bảo đảm, địa điểm, thời gian và phương pháp xử lý tài sản theo sự đồng thuận, hợp pháp giữa ngân hàng và bên đi vay.
Định giá tài sản
Với những trường hợp trong hợp đồng thỏa thuận không nêu rõ thỏa thuận khi xảy ra việc bên vay không có khả năng thanh toán nợ, tài sản thế chấp sẽ được tiến hành định giá theo 2 hình thức:
- Định giá tài sản.
- Ngân hàng và cá nhân, doanh nghiệp đi vay có quyền thỏa thuận về giá trị bảo đảm tài sản sao cho bảo đảm sự khách quan, tương quan với giá thị trường tại thời điểm đó.
Bán tài sản
Một trong những thủ tục phát mãi tài sản thế chấp ngân hàng quan trọng đó chính là bán tài sản.
Cụ thể, ở thời điểm trước khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp, bên đi vay sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng về việc thanh toán chi phí phát sinh. Trường hợp ngoại lệ, phát luật sẽ có những quy định liên quan về thời điểm bên đi vay được sở hữu lại tài sản thế chấp trước khi tiến hành xử lý phát mãi.
Khi hợp đồng không có thỏa thuận trước về phương thức xử lý tài sản thế chấp do bên vay không có đủ khả năng thanh toán, tài sản thế chấp (bảo đảm) sẽ được đưa ra bán đấu giá.
Toàn bộ số tiền thu được từ phát mãi tài sản thế chấp sẽ được thanh toán trước cho người đi vay (chủ sở hữu ban đầu tài sản thế chấp).
Tuy nhiên, số tiền thu được trên sẽ được chia theo tỷ lệ khác nhau khi nội dung thỏa thuận bao gồm những thông tin sau: tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá, tổ chức đầu giá, cơ quan tổ chức có tài sản đấu giá, thời gian và địa điểm đấu giá tài sản, thời gian và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá, cách thức, điều kiện đăng ký tham gia đấu giá và giá khởi điểm tài sản đấu giá ở thời điểm bắt đầu tiến hành phát mãi tài sản thế chấp.
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại
Sau khi đã thanh toán toàn bộ chi phí liên quan đến thủ tục phát mãi tài sản thế chấp ngân hàng như chi phí bảo quản hồ sơ, xử lý tài sản,…. tổng số tiền thu được còn lại sẽ tiến hành được phân bổ theo đúng những quy định, thỏa thuận trong hợp đồng và quy định từ luật pháp.
- Trường hợp một, số tiền từ việc đấu giá tài sản thế chấp khi đã thanh toán toàn bộ chi phí có giá trị nhỏ hơn tài sản thế chấp được bảo đảm thì pháp luật sẽ xác định bên bảo đảm (bên vay) là nghĩa vụ không có bảo đảm và sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện
- Trường hợp hai, số tiền từ việc đấu giá tài sản thế chấp khi đã thanh toán toàn bộ chi phí có giá trị lớn hơn tài sản thế chấp được bảo đảm thì phần chênh lệch sẽ thuộc về người có quyền sở hữu tài sản.
Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người kế sở hữu khi xử lý tài sản bảo đảm
Pháp luật đã quy định toàn bộ thông tin về chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp ngân hàng sẽ được lưu lại dưới hình thức văn bản.
Bao gồm những nội dung sau đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế thừa tài sản theo quyết định từ pháp luật.
Cuối cùng, văn bản trên sẽ được phòng đăng ký đất đai chứng nhận quyền sở hữu pháp lý tài sản cho bên kế thừa tài sản.
Trên đây là toàn bộ thông tin về trình tự và thủ tục phát mãi tài sản thế chấp ngân hàng, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức giá trị khi tiến hành vay vốn ngân hàng dưới hình thức thế chấp tài sản.
TÌM HIỂU THÊM: