Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là khái niệm được rất nhiều người quan tâm. Do đó cần tìm hiểu kỹ các thông tin về rủi ro tín dụng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Vậy rủi ro tín dụng là gì và quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nội Dung Chính
Rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không làm đúng theo điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro này thường gắn liền với các biểu hiện như khách hàng chậm trả nợ, trả không đầy đủ, không trả nợ khi đã đến thời hạn trả nợ gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Điều này sẽ trực tiếp gây tổn thất về tài chính cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các ngân hàng thương mại cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào… Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn… Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn/Tổng số khách hàng có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
Nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng thanh toán…
Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng, căn cứ vào thời gian quá hạn và khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nợ xấu thành 3 nhóm: nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu bao gồm:
- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ. Theo ngân hàng thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được và tốt nhất là ở mức 1-3%
- Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ xấu nhóm (3,4,5)/Tổng dư nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất
Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng RRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:
- Dự phòng cụ thể – để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay
- Dự phòng chung – bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể. Dưới đây là quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng hiện nay:
Bước 1: Tính toán xác định rủi ro
- Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế…
- Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.
Bước 2: Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.
Bước 3: Quản lý, giám sát
Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.
Bước 4: Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro
- Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính
- Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…)
Rủi ro tín dụng gây ra rất nhiều phiền toái và khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Cần có quá trình quản lý rủi ro và xử lý các rủi ro tín dụng một cách hợp lý để hạn chế các tác động mà nó gây ra. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm rủi ro tín dụng là gì cũng như quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng ngân hàng.
Mọi thắc mắc, các bạn có thể để lại thông tin liên hệ ngay TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất bởi đội ngũ chuyên gia uy tín.
TÌM HIỂU THÊM: