Hướng dẫn cách phân biệt thẻ Debit và Credit?

0
663

Khá nhiều người không hiểu thẻ Debit và Credit là gì hoặc bị nhầm lẫn hai loại thẻ này. Nội dung bài viết dưới đây nhằm giải đáp thắc mắc này của người dùng.


Thẻ ghi nợ (Debit) và thẻ tín dụng (Credit) là hai loại thẻ phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người không hiểu thẻ Debit và Credit là gì hoặc bị nhầm lẫn hai loại thẻ này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của người dùng, hãy cùng theo dõi nhé!

Thẻ Debit là gì?

Thẻ Debit hay còn gọi với cái tên thẻ ghi nợ là loại thẻ do ngân hàng phát hành nhằm giúp khách hàng thực hiện các giao dịch rút tiền tại cây ATM, thanh toán các hóa đơn mua sắm,…

Thẻ Debit sẽ được liên kết với tài khoản ngân hàng và bạn phải nạp tiền vào tài khoản đó trước rồi mới sử dụng. Hiểu đơn giản, bạn chỉ có thể dùng tối đa số tiền có trong thẻ.

Thẻ Debit hay còn gọi với cái tên thẻ ghi nợ
Thẻ Debit hay còn gọi với cái tên thẻ ghi nợ

Thẻ Credit là gì?

Thẻ Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng, là loại thẻ có tính năng chi tiêu trước và trả tiền sau. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một thẻ với hạn mức nhất định để chi tiêu, đến hạn thanh toán định kỳ, khách hàng có trách nhiệm hoàn trả số tiền này cho ngân hàng. Như vậy bạn không cần phải nạp tiền vào tài khoản mà vẫn có thể sử dụng nó để chi tiêu hằng ngày.

Đối với thẻ tín dụng, nếu không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ phải chịu thêm một khoản lãi suất. Thông thường, ngân hàng sẽ phải xác nhận và đảm bảo khả năng chi trả khi đến kỳ hạn của khách trước khi cấp thẻ. Do đó, nếu bạn rơi vào những trường hợp đặc biệt như có nợ xấu quá nhiều, dư nợ tín dụng liên tục,… thì bạn không nên đăng ký mở thẻ Credit được.

Thẻ Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng
Thẻ Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng

Phân biệt thẻ Debit và thẻ Credit

Tiêu chíThẻ DebitThẻ Credit
Chữ số in trên mặt thẻChìmNổi
Tính chất thẻ– Thẻ ghi nợ là loại thẻ nạp tiền trước tiêu dùng sau 

 

– Thay thế cho việc sử dụng tiền mặt

– Mọi chi tiêu sẽ trừ trực tiếp vào số tiền trong tài khoản, có thể coi gần giống như một ví điện tử

– Thẻ tín dụng là loại thẻ thẻ chi tiêu trước trả tiền

 

– Thay thế cho việc sử dụng tiền mặt

– Mọi chi tiêu sẽ được ngân hàng cấp thẻ chi trả và khách hàng có trách nhiệm hoàn trả lại cho ngân hàng sau mỗi lần hết hạn vay

Thẻ kết nối với Tài khoản Tiết kiệm/ Tài khoản tiền gửiKhông
Trả tiền hàng thángKhông
Hạn mức thẻ– Dựa vào số tiền mà bạn có trong tài khoản ngân hàng của mình.

 

– Bạn phải nạp tiền vào thẻ thì mới được chi tiêu. Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.

– Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp.

 

– Thông thường, bạn sẽ không thể chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng.

– Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt nhưng bạn sẽ phải trả thêm một mức phí khá cao.

Chức năng của thẻ– Rút tiền mặt

 

– Chuyển khoản

– Truy vấn số dư

– Thanh toán hóa đơn

– Rút tiền nhanh (từ tài khoản chính)

– Rút tiền tại máy POS của ngân hàng khác (chỉ tại chi nhánh ngân hàng)

– Thanh toán trực tuyến

– Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt

 

– Rút tiền mặt

– Chuyển đổi trả góp lãi suất 0-1%

Điều kiện làm thẻĐơn giản, chỉ cần CMMND/Thẻ căn cướcPhải chứng minh được thu nhập, có công việc ổn định, sao kê thu nhập mỗi tháng và hợp đồng lao đồng hoặc không phải có tài sản thế chấp để mở thẻ
Phạm vi sử dụngTrong và ngoài nướcTrong và ngoài nước
Lịch sử tín dụngKhông ảnh hưởngLà yếu tố quan trọng quyết định bạn có được mở thẻ không. Nếu bị nợ xấu sẽ không được mở thẻ
Biểu phí lãi suất– Biểu phí thường rất thấp như phí rút tiền, phí thường niên, phí chuyển khoản

 

– Các loại phí khác như internet banking, phí dịch vụ banking thường sẽ mất tùy ngân hàng

– Phí rút tiền mặt cao

 

– Phí thường niên : cao

– Lãi suất cao nếu bạn thanh toán quá hạn

Chương trình ưu đãiThường rất ít hầu như là không cóRất nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi như : Tích điểm đổi quà, hoàn tiền lên đến 6%, giảm giá mua sắm tại các siêu thị lớn hoặc các trang website thương mại điện tử
Liên kết với thẻ ATM thườngCó liên kết : Nếu bạn thanh toán bằng thẻ ghi nợ. Thì thẻ ATM thường sẽ bị tự động trừ tiềnKhông liên kết
Hóa đơn hàng thángKhông
Thủ tục làm thẻ– Giấy yêu cầu phát hành và hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ

 

– CMND/Thẻ căn cước

– Sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất

– Hợp đồng lao động

– Bản sao sổ hộ khẩu thường trú

– Một số giấy tờ khác

– CMND/Thẻ căn cước

 

– Sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất

– Hợp đồng lao động

– Một số giấy tờ khác ngân hàng yêu cầu

Nên dùng thẻ Debit hay Credit?

Dùng thẻ Credit hay Debit sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bản thân từng người. Bạn có thể dựa trên những phân tích dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất:

Thẻ Debit có đầy đủ khả năng thanh toán, rút tiền…nhưng sẽ không có khả năng tiêu vượt số tiền có trong tài khoản. Bù lại, bạn sẽ không phải lo về các khoản vay vượt quá chi tiêu của mình. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát được số tiền mà bản thân tiêu dùng hàng tháng.

Tuy nhiên, thẻ Debit sẽ không được hưởng ưu đãi nhiều bằng thẻ Credit, vì thẻ Credit được ngân hàng phát hành để kích thích mua sắm từ người sở hữu. Nhưng cũng vì thế mà chủ thẻ Credit là thường tiêu dùng vượt quá số thẻ, và đối với những người nghiện mua sắm thì việc sở hữu chiếc thẻ này dễ dẫn đến việc chi tiêu quá tay và quanh năm đi trả nợ lãi.

Khoản tiền ngân hàng cấp cho chủ thẻ Credit sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu trả trước 45 ngày. Nhung nếu qua thời gian này, khách hàng chưa trả hết số tiền đã vay thì sẽ bị tính lãi và nếu không trả sẽ bị liệt vào danh sách đen CIC.

Hy vọng những kiến thức cơ bản về định nghĩa, chức năng thẻ Debit và Credit cũng như sự khác biệt giữa 2 loại thẻ này, bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng thẻ.

TÌM HIỂU THÊM:

đăng ký tư vấn mở thẻ tín dụng miễn phí

Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ

1 Chi tiết yêu cầu

VND

2 Thông tin liên hệ

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây