CIC là gì? Cách check Kiểm tra CIC Online nhanh nhất

0
3568

Nếu bạn đã từng vay ngân hàng hoặc đang có ý định vay ngân hàng thì chắc hẳn đã nghe đến cụm từ CIC. Trước khi xét duyệt khoản vay, các ngân hàng thường kiểm tra CIC để quyết định bạn có được vay vốn hay không.


Thế nhưng CIC là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng như vậy thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về CIC cũng như cách check kiểm tra CIC Online cực kỳ tiện lợi để có thể chủ động tài chính.

CIC là gì?

Cũng như ở các nước khác, các ngân hàng tại Việt Nam cũng có một hệ thống thông tin tín dụng được liên thông với nhau. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.

Và CIC (Credit Information Center) chính là tên viết tắt của trung tâm thông tin tín dụng này, trực thuộc quản lý của ngân hàng nhà nước. Thông tin trong hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xét cấp tín dụng của các ngân hàng.

Kiểm tra CIC tức là kiểm tra xem lịch sử đã và đang vay của khách hàng có đúng, đủ và chính xác để bên cho vay sẽ quyết định cấp vốn cho người vay hay không.

CIC là gì? Cách kiểm CIC online nhanh nhất 2019
CIC là gì? Cách kiểm tra CIC online nhanh nhất 2023

CIC hoạt động như thế nào?

CIC hoạt động bằng cách ghi nhận các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể.

Thông qua CIC, bên ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể xem xét và đưa ra quyết định đồng ý cho bạn vay tiền nhanh hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn

Là những khoản nợ được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.

Nhóm 2: Dự nợ cần chú ý

Liệt kê danh sách các khoản vay đáo hạn hạn muộn tù 10-90 ngày.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ

Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.

Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả nảng mất vốn  

  • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn được cơ cấu lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn được cơ cấu lần thứ hai.
  • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.

Cách kiểm tra CIC online nhanh nhất
Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng chi trả hoặc quá hạn trả trên 90 ngày

Cách kiểm tra CIC Online nhanh nhất

Hiện có hơn 1.000 tổ chức tài chính vi mô đã tham gia báo cáo tại CIC. Bên cạnh đó còn có 100% các đơn vị tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam tham gia vào mạng lưới này.

Nhờ vậy mà dữ liệu khách hàng được cập nhật liên tục, quá trình kiểm tra CIC cũng trở nên dễ dàng hơn.

Quy trình kiểm tra CIC online được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào website cic.org.vn để đăng ký thông tin:

  • Đăng ký tài khoản bằng cách chọn nút: “Khai thác nhu cầu vay”
  • Nếu bạn đã có tài khoản thì chọn nút ” Đăng Nhập”

Bước 2: Tiến hành đăng ký các thông tin cá nhân theo hướng dẫn. Cần lưu ý nhập đúng email và SĐT để nhận thông báo và mã xác nhận bên CIC.

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn nút “Đồng Ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết.

Sau thời gian khoản 1 ngày, nhân viên tín dụng CIC sẽ liên hệ để xác nhận thông tin đồng thời thông báo tình trạng tín dụng hiện tại của khách hàng.

Ngoài ra, tài khoản đăng nhập hệ thống CIC cũng được gửi qua email, bạn có thể đăng nhập và kiểm tra thông tin bất cứ khi nào cần.

Phí kiểm tra CIC tại ngân hàng

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng việc kiểm tra CIC online miễn phí hay được tính phí? Câu trả lời đó là, tùy thuộc vào mỗi đơn vị tài chính mà phí kiểm tra CIC sẽ khác nhau.

Nhưng xét theo quy định của CIC, mỗi lần tra cứu thông tin trên hệ thống phía ngân hàng, khách hàng sẽ trả cho đơn vị thực hiện 30.000 vnđ. Còn nếu bạn tra cứu trực tiếp trên hệ thống CIC sẽ hoàn toàn miễn phí.

Do vậy, dù bạn có tự tra cứu thông tin thì vẫn có thể phải mất khoản phí cho trung tâm, bạn nên chuẩn bị trước khoản phí này nhé!

Rơi vào nợ xấu có vay vốn được không?

Nếu như bạn rơi vào nợ xấu, tức bạn là đối tượng thuộc nhóm 3,4,5 thì hầu hết các ngân hàng sẽ không cấp khoản vay cho bạn dưới bất cứ hình thức nào. Thông thường, bạn phải đợi từ 2 – 5 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống CIC mới trở lại bình thường.

cách kiểm tra CIC nhanh chóng nhất
Các nhóm nợ xấu 3,4,5 rất khó có thể vay vốn ngân hàng

Tuy nhiên, vẫn có một vài tổ chức tín dụng rất khắt khe trong quá trình xem xét, và chỉ cần bạn ở nhóm thứ 3 thì ngân hàng đó đã không cấp tín dụng cho bạn nữa mãi mãi.

>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Bị nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không? để biết thêm chi tiết.

Làm thế nào để tránh rơi vào nợ xấu?

Để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, bạn cần lưu ý những điều sau:

Chi phí trả nợ không quá 50% thu nhập

Điều đầu tiên, trước khi quyết định vay ngân hàng bạn cần nắm rõ tình hình tài chính hiện tại để từ đó đưa ra khoản vay phù hợp. Lời khuyên dành cho bạn đó là chỉ nên vay với chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% tổng thu nhập.

Duy trì việc trả nợ ngân hàng đúng hạn

Tiếp đến, duy trì việc trả nợ đúng hạn, đừng chậm trễ trong quá trình thanh toán bất kể lý do gì đi chăng nữa. Nếu bạn quá bận rộn thì có thể đăng ký dịch vụ chuyển khoản tự động hàng tháng tại ngân hàng.

Đừng cố gắng đi vay nếu lịch sử tín dụng 2 năm gần đây không tốt

Đừng cố gắng đi vay nếu bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt, điều đó sẽ làm tốn chi phí, thời gian và sức lực mà không đem lại kết quả.

Sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh

Đặc biệt những bạn sử dụng thẻ tín dụng thì hãy nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.

Trên đây là các thông tin nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về CIC cũng như các cách kiểm tra CIC Online cực kỳ tiện lợi để khách hàng có thể chủ động tài chính.

Đăng ký tư vấn

4.3/5 - (6 bình chọn)