Khi đi vay vốn ngân hàng, khách hàng bắt buộc cần nắm rõ những khái niệm: Nợ xấu là gì? Nợ xấu có vay vốn được không? Để có thể vay vốn an toàn và hiệu quả.
Có rất nhiều khách hàng bị tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới tá hỏa biết rằng mình bị nợ xấu tại ngân hàng, đó là điều rất đáng tiếc, thậm chí là do nguyên nhân hoàn toàn khách quan của khá nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có những thông tin vô cùng hữu ích.
Nội Dung Chính
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng phân loại từ nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:
- Đã quá hạn trên 90 ngày.
- Khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Trên hệ thống của CIC, khách hàng sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Có thể quá hạn từ 1 đến dưới 9 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Nhóm 3: Dư nợ duới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Như vậy khi các bạn đã có vay ngân hàng hay bất kỳ công ty tài chính nào (bao gồm: vay tín chấp, vay thế chấp, sử dụng thẻ tín dụng (Credit Card), vay mua hàng trả góp…) thì khi bạn trả trễ hẹn (quá hạn) 10 ngày trở lên là bị nợ xấu.
Khi bị nợ xấu có vay vốn được không?
Các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ liên tục cập nhật thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. CIC sẽ tổng hợp lại thành một cơ sở dữ liệu giúp phản ánh lịch sử tín dụng của các khách hàng. Với câu hỏi khi nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không sẽ được trả lời như sau:
- Nhóm 1: Ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào mức độ trả quá hạn của khách hàng, có thường xuyên hay không. Nếu như việc thanh toán chậm liên tục xảy ra thì sẽ đánh giá khả năng thanh toán không tốt, có thể rơi vào nợ xấu nhóm 2.
- Ranh giới giữa nhóm 1 với nhóm 2:Trong khoảng giữa hai nhóm này có thể được chuyển sang nhóm 3, nhóm 4 thậm chí có thể rơi vào nợ xấu nhóm 5 tùy vào cách đánh giá tín dụng của mỗi tổ chức hoặc ngân hàng.
- Thực tế, khi khách hàng bị CIC nhóm 2 thì không một ngân hàng nào có thể hỗ trợ tài chính và chỉ có có những công ty tín dụng mới cho vay, ví dụ như FE Credit, Prudential Finance… Tùy nhiên cũng còn tùy thuộc vào lý do thanh toán chậm trước đây là gì, phương án có thể thanh toán sắp tới.
- Khi khách hàng bị nợ xấu CIC ở nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 thì mọi ngân hàng và công ty tài chính đều từ chối cho vay.
- Trong thời hạn 2 năm, bạn mới có thể tiếp tục vay vốn nếu như có nhu cầu. Tuy nhiên, một số ngân hàng có tiêu chí khắt khe như khi khách hàng có CIC chạm nhóm 3 thì sẽ không bao giờ cấp tín dụng cho bạn vay nữa.
Các nguyên ngân dẫn đến tình trạng nợ xấu
- Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên.
- Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác.
- Mua hàng trả góp tại các siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ & đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.
- Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn tới mất khả năng thanh toán nên không trả nợ được đúng hạn cho ngân hàng.
- Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương, do chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản lương không đủ tiền trả nợ nên phát sinh nợ quá hạn.
- Không biết hoặc quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt quá hạn ngày thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.
- Không chấp nhận cách tính lãi của khoản vay nên khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu….
Lưu ý cần thiết để không bị rơi vào nợ xấu
Cần cân nhắc chi tiết khoản vay, khả năng chi trả, điều kiện có thể chi tiêu trong mỗi tháng, mức lãi suất cũng như thời gian đáo hạn, phí đáo hạn sớm trước khi quyết định đi vay.
Ngoài ra trước khi vay vốn ngân hàng, bạn nên xem trước mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu? Chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 70% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.
Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 05 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn chi phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.
Trên đây là những chia sẻ của AZVAY về chủ đề ”Nợ xấu là gì? Nợ xấu có vay vốn được không?” Hy vọng bạn có thể ở cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn khi tiến hành vay tiền ngân hàng.
Tại AZVAY, hiện nay chúng tôi đang hỗ trợ khách hàng vay thế chấp ngân hàng và cam kết có thể giải quyết mọi hồ sơ khó như: Nợ xấu, Tài sản thế chấp là nhà hẻm nhỏ, diện tích nhỏ, gần mộ, khu quy hoạch, tài sản là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm. Đặc biệt, các khách hàng có độ tuổi quá già hoặc quá trẻ cũng đều được hỗ trợ. Liên hệ ngay qua hotline 0972.688.622 để được tư vấn.
TÌM HIỂU THÊM: