Nợ quá hạn là gì? Những rủi ro khi nợ quá hạn ngân hàng

0
684

Trong bất kỳ hình thức vay vốn nào, nợ quá hạn là một trong những vấn đề quen thuộc rất nhiều cá nhân, tổ chức gặp phải khi không kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, thực tế nợ quá hạn là gì? Những rủi ro khi nợ quá hạn ngân hàng là gì? thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giải mã chi tiết những vấn đề trên. Cùng tìm hiểu nhé!

Nợ quá hạn là gì?

Khi tiến hành vay vốn, ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, tổ chức tài chính) sẽ quy ước thời hạn thanh toán tiền gốc và tiền lãi theo một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, bên đi vay không đủ khả năng và không thanh toàn đúng tiền lãi, tiền gốc theo đúng thời hạn đã thống nhất trong hợp đồng thì đó được gọi là hình thức nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là gì?

Trường hợp này, ngân hàng sẽ xếp vào nhóm nợ quá hạn và ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội vay vốn của bạn tại chính ngân hàng đó cũng như các tổ chức tài chính khác.

Cách phân chia và các nhóm nợ quá hạn

Thông thường, tại các ngân hàng thương mại và cổ phần nhà nước hiện nay, hình thức nợ quá hạn sẽ được phân chia thành 2 loại cơ bản như sau:

  • Nợ quá hạn vay thế chấp: Đây là khoản nợ của cá nhân bên vay không thể thanh toán nợ gốc theo đúng thời hạn trong hợp đồng, tuy nhiên sẽ có tài sản đảm bảo (sổ đỏ, xe hơi,….) vì vậy ngân hàng vẫn thu hồi được vốn vay ban đầu
  • Nợ tín chấp: Đây là khoản nợ của cá nhân đi vay vốn thuộc hình thức không cần thế chấp tài sản không có khả năng trả lãi và gốc theo đúng hạn quy định nên thường ngân hàng sẽ có nguy cơ không thu hồi được tiền vốn ban đầu.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN , sẽ phân chia hình thức nợ quá hạn thành 5 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Bên đi vay đang trong giai đoạn nợ trong hạn hoặc dưới 10 ngày kể từ ngày tất toán theo quy định và có khả năng thanh toán gốc, lãi đúng hạn cho ngân hàng. 

Bên đi vay đang trong giai đoạn nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày hoặc được gia hạn nợ lần đầu theo quy định từ ngân hàng.

Đối với nhóm nợ quá hạn này, thời gian bên đi vay quá hạn trả lãi gốc vay từ 91 đến 180 ngày hoặc các khoản nợ đã được ngân hàng cơ cấu gia hạn thời gian thanh toán (trừ trường hợp phân loại ở nhóm 2).

Ở một số ngân hàng, nhóm nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn còn bao gồm trường hợp bên đi vay được miễn giảm lãi suất do ngân hàng ưu đãi.

  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Những trường hợp bên vay bị xét vào nhóm nợ quá hạn này thường do thời hạn thanh toán đã vượt quá phạm vi từ 181 ngày đến 360 ngày hoặc nợ khó đòi đã được cơ cấu gia hạn dưới 90 ngày và khoản nợ gia hạn trả nợ lần thứ hai

Đây là trường hợp nợ quá hạn được ngân hàng đặc biệt được đánh giá rủi ro mất trắng vốn cao nhất do bên đi vay đã quá nợ trên 360 ngày, lịch gia hạn vượt phạm vi 90 ngày hoặc khoản nợ đã được gia hạn đến lần thứ 3 nhưng vẫn chưa được thanh toán.

Quy trình thu nợ quá hạn của ngân hàng hiện nay

Theo quy định của pháp luật, quy trình thu nợ quá hạn vay tín chấp và thế chấp sẽ được thực hiện căn cứ vào tình hình nhóm nợ và quy định riêng của mỗi ngân hàng.

Tuy nhiên, nhìn chung các ngân hàng hiện nay sẽ có quy trình thu nợ quá hạn như sau:

  • Bước 1: Thông báo và tiến hành liên hệ đến bên đi vay (cá nhân, tổ chức) về vấn đề nợ quá hạn. Sau khi nhận được thông báo, bên đi vay sẽ trình bày khó khăn hiện tại và những mong muốn được gia hạn thời hạn thanh toán với ngân hàng.
  • Bước 2: Sau 3- 5 ngày thông báo trường hợp bên đi vay vẫn chưa có phản hồi và thanh toán, ngân hàng sẽ tiếp tục gửi giấy thông báo đến đơn vị, công ty liên quan để hỗ trợ đòi nợ
  • Bước 3: Khi đã thực hiện bước 2 nhưng bên đi vay vẫn không thanh toán, bắt buộc ngân hàng sẽ thuê bên thứ 3 để thực hiện đòi nợ thuê
  • Bước 4: Nếu đã thực hiện 3 bước trên nhưng vẫn không thể thỏa thuận và thu được nợ, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục kiện và nhờ luật pháp giải quyết theo quy định.

Những rủi ro khi nợ quá hạn ngân hàng

Khi đã được lọt vào danh sách đen nợ quá hạn ngân hạn, bên đi vay sẽ phải gánh chịu những rủi ro sau:

Những rủi ro gặp phải khi nợ quá hạn ngân hàng
Những rủi ro gặp phải khi nợ quá hạn ngân hàng
  • Gặp hạn chế hoặc không thể vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng liên quan do lịch sử nợ xấu tín dụng của bạn. Vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh của bạn
  • Trường hợp nợ không thể thanh toán, bên đi vay sẽ bị mất đi tài sản thế chấp như sổ đỏ, ô tô,… dẫn tới công ty phá sản, gặp khó khăn lớn trong tài chính
  • Trường hợp số tiền vay của bạn quá lớn, sẽ phải đối mặt với các hình thức pháp luật như giam giữ không thời hạn, kết án tù theo kết quả từ tòa án.

Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn

Không chỉ giải thích nợ quá hạn là gì, những rủi ro có thể gặp phải do nợ quá hạn ngân hàng, bài viết sẽ chỉ ra một số lời khuyên thiết thực giúp bạn kiểm soát được trường hợp nợ quá hạn ở trên.

  • Có kế hoạch đánh giá và phương án thanh toán được nguồn vay vốn cũng như lên kế hoạch kiểm soát tài chính của mình
  • Sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất
  • Nâng cao vấn đề ý thức về vay vốn và đặc biệt thực hiện thanh toán lãi suất, nợ gốc theo thời hạn trong hợp đồng.
  • Đặc biệt, lưu ý đến thời hạn tất toán khoản vay.
  • Khi phát sinh nợ quá hạn hãy cố gắng giải quyết khoản nợ của mình và đàm phán với ngân hàng gia hạn thời hạn thanh toán để giải quyết triệt để nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhằm giải đáp vấn đề nợ quá hạn là gì cũng như các vấn đề liên quan đến nợ quá hạn ngân hạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại comment hoặc liên hệ hotline 0972.688.622 chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn giúp bạn!

TÌM HIỂU THÊM:

4.5/5 - (2 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây