Nợ xấu tại ngân hàng Sacombank: Làm thế nào để vay vốn?

0
2074

Ai trong chúng ta dù đã từng vay vốn hay chưa cũng đều nghe đến hai từ “nợ xấu”. Đó là những khoản nợ trả trễ hạn hoặc có khả năng không thu hồi được vốn. Vậy, nợ xấu SacomBank có vay vốn ở các ngân hàng khác không? 


Vay vốn ngân hàng Sacombank được xem là một trong những sản phẩm, dịch vụ được nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp lựa chọn bởi nhiều ưu điểm hấp dẫn. Tuy nhiên, song hành với đó là tình hình nợ xấu tại SacomBank ngày càng gia tăng. Việc nợ xấu không chỉ khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. 

Hiện nay, nhiều khách hàng đang có nợ xấu SacomBank băn khoăn không biết có tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tài chính khác không? Để có câu trả lời thỏa đáng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ hơn nợ xấu SacomBank nhé!

Nợ xấu SacomBank là gì?

Theo định nghĩa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nợ xấu là những khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn trên 31 ngày hoặc bị nghi ngờ có khả năng không thu hồi được vốn. Đây là khoản nợ mà người đi vay không thể trả thanh toán cho người vay đúng thời hạn đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu theo phân loại trên hệ thống CIC thì sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng sau này.

Nợ xấu Sacombank chia thành bao nhiêu nhóm nợ?

Trên hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam), khách hàng vay vốn tại ngân hàng SacomBank nếu không thanh toán nợ đúng hạn có thể rơi vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Song, khách hàng sẽ phải thanh toán 150% phí trả trễ hạn.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 30 ngày, đã được cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu.
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày, đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá từ 30 ngày đến 90 ngày và được cơ cấu thời hạn lần 2.
  • Nhóm 5 ( Nợ nghi ngờ mất vốn): Là các khoản nợ từ 180 ngày trở lên, đã được cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày. Khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ lần 2, lần 3…

 Lý do rơi vào nợ xấu ngân hàng SacomBank?

Có rất nhiều lý do khiến khách hàng có thể rơi vào tình trạng nợ xấu ngân hàng SacomBank, cụ thể phải kể đến những trường hợp sau đây:

  • Người vay cho bạn bè, người thân mượn CMND để mua hàng tiêu dùng. 
  • Những khách hàng mua hàng trả góp tại siêu thị, cửa hàng nhưng không thanh toán đủ và đúng khoản nợ theo quy định.
  • Sử dụng thẻ tín dụng nhưng “vung tay quá trán” khiến không kiểm soát được chi tiêu dẫn đến mất khả năng trả nợ.
  • Khách hàng làm ăn kinh doanh thất bại do tính toán sử dụng vốn sai lầm, bị đối thủ qua mặt…
  • Cố tình không trả nợ với suy nghĩ không trả cũng không sao…
  • Người vay nợ với lý do chủ quan hay khách quan mà “quên” đóng tiền trả nợ.
  • Trường hợp khách hàng hiểu lầm hoặc mâu thuẫn về cách tính lãi dẫn đến việc không muốn trả lãi theo cam kết.
Nợ xấu ngân hàng Sacombank khách hàng sẽ rất khó vay vốn
Nợ xấu ngân hàng Sacombank khách hàng sẽ rất khó vay vốn

Nợ xấu ngân hàng SacomBank gây ra những hậu quả gì?

Việc nợ xấu SacomBank gây ra những hậu quả khôn lương không chỉ đối với người vay mà ngay chính tổ chức cho vay cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Với cá nhân vay

  • Khách hàng bị “cấm vay” trong một thời gian nhất định tùy theo từng mức độ nợ xấu.
  • Khách hàng sẽ phải trả phí phạt lãi chậm lên đến 150%.
  • Hạ thấp uy tín cá nhân khiến khách hàng bị “mất điểm” trong mắt các tổ chức cho vay.
  • Thời gian khách hàng không được phép vay vốn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh béo bở.
  • Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị kiện ra tòa nếu cố tình không trả nợ.

Về phía ngân hàng SacomBank

  • Nợ xấu khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng tang khiến nguồn lợi nhuận suy giảm.
  • Khó khăn trong việc huy động vốn do người dân mất niềm tin vào nhà băng.
  • Uy tín ngân hàng bị ảnh hưởng, cán bộ tín dụng gặp nhiều rắc rối do thẩm định không đúng thực tế.

Nợ xấu SacomBank có vay vốn ngân hàng được không?

Như đã phân tích ở trên, thông tin về khoản vay của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống CIC, vì thế tất cả các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính sẽ liên tục cập nhật. Vì thế, chắc chắn khoản nợ xấu của bạn sẽ không thể “qua mặt” được ngân hàng. Về việc nợ xấu SacomBank có vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tài chính không còn tùy thuộc vào mức độ nợ xấu của từng khách hàng. 

  • Với nợ xấu nhóm 1, nhiều ngân hàng có thể xem xét cho bạn vay vốn ngay. Song, nếu việc thanh toán chậm xảy ra liên tục sẽ có thể rơi vào nhóm 2. 
  • Với nợ xấu nhóm 2, hiện không có ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng vay vốn. Bạn chỉ có thể vay vốn tại một số công ty tài chính như: FE Credit, Prudential Finance…Tuy nhiên, khách hàng cần đưa ra được lý do trả nợ chậm cũng như chứng minh được khả năng tài chính của mình. 
  •  Với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Tất cả các ngân hàng và công ty tài chính đều quay lưng lại với bạn. Bạn chỉ có thể tiếp tục vay vốn nếu như có nhu cầu trong thời hạn 5 năm sau.

Làm thế nào để vay vốn khi đang nợ xấu SacomBank?

Nếu khách hàng muốn vay vốn khi đang có nợ xấu tại ngân hàng SacomBank thì cần thực hiện một số bước sau:

  • Khách hàng cần nhanh chóng kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình tại trung tâm CIC hoặc nhờ trợ giúp từ nhân viên ngân hàng.
  • Thanh toán toàn bộ số tiền nợ bao gồm gốc, lãi và phí phạt.
  • Kiểm tra khoản vay đã thanh toán sau 1 tháng để chắc chắn dư nợ đã về không.
Khách hàng cần thanh toán khoản nợ cũng như xóa nợ xấu để có thể vay vốn
Khách hàng cần thanh toán khoản nợ cũng như xóa nợ xấu để có thể vay vốn

Tùy vào mức độ nợ xấu của khách hàng ở nhóm mấy, thời gian bị xóa nợ trên CIC sẽ khác nhau. Đối với nhóm 2 sẽ mất khoảng 12 tháng, nhóm 3,4,5 lên đến 5 năm. Do đó, với những khách hàng đang cần nguồn vốn ngay thì có thể xem xét vay vốn tại các công ty tài chính. Tuy nhiên, khoản vay tại các công ty tài chính không cao, khách hàng sẽ phải chấp nhận lãi suất cao.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề nợ xấu SacomBank. Chắc chắn đó sẽ là chia sẻ hữu ích dành cho khách hàng đang bị vướng vào nợ xấu tại ngân hàng SacomBank mà không biết xử lý ra sao.

Đăng ký tư vấn

TÌM HIỂU THÊM:

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây